Chuyển tới nội dung

CƠ HỘI VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

27.04.2020

 CƠ HỘI VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

  Ngày nay, Công nghệ thông tin hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và thu hút một nguồn nhân lực rất lớn. Ước tính hiện nay ở Việt Nam đang thiếu hàng triệu nhân lực trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

 Công nghệ thông tin cũng chính là công nghệ then chốt của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

 Ngành Công nghệ thông tin là một trong các ngành mà trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã và đang đào tạo. Sinh viên được trang bị nền tảng kiến thức vững chắc và thực tế về công nghệ thông tin, kiến thức cơ bản về tài nguyên môi trường, chú trọng kỹ năng thực hành và định hướng ứng dụng.

 Các công việc sinh viên có thể đảm nhận được sau khi tốt nghiệp:

- Thực hiện các công việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin như lập trình, phân tích thiết kế hệ thống thông tin, xây dựng các phần mềm.

- Phân tích, thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án Công nghệ thông tin trong lĩnh vực Tài nguyên môi trường (tài nguyên, môi trường, địa chất, viễn thám, đất đai, địa chất, trắc địa, đo đạc bản đồ, khí tượng thủy văn, tài nguyên nước,. . .).

- Tích hợp hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị hệ thống thông tin cho các cơ quan, doanh nghiệp.

- Xây dựng và quản trị mạng máy tính cho các cơ quan, doanh nghiệp.

Vị trí việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiêp:

- Kỹ sư lập trình, phân tích, thiết kế hệ thống thông tin, xây dựng phần mềm và quản lý dự án Công nghệ thông tin.

- Kỹ sư lập trình, phân tích, thiết kế hệ thống thông tin và quản lý các dự án Công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (đất đai, địa chất, trắc địa, đo đạc bản đồ, viễn thám, khí tượng thủy văn, tài nguyên nước,. . .).

- Kỹ sư thiết kế, phát triển, tích hợpvà quản trị hệ thống thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu cho các cơ quan, doanh nghiệp.

- Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản trị mạng máy tính cho các cơ quan, doanh nghiệp.

- Kỹ sư tư vấn, triển khai và chuyển giao công nghệ cho các cơ quan, doanh nghiệp.

- Nghiên cứu viên tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu.

- Giảng viên, Giáo viên trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin.

- Tự thành lập công ty về lĩnh vực Công nghệ thông tin.

- Học lên các trình độ cao hơn.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Tên ngành đào tạo:

·       Tên Tiếng Việt: Khoa Công nghệ Thông tin

·       Tiếng Anh: Faculty of Information Technology

Mã ngành : 7480201

Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin           

Trình độ đào tao: Đại học

Thời gian đào tạo: 4 năm 

Loại hình đào tạo: Chính quy 

Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:

                        + Tiếng Việt: Kỹ sư Công nghệ thông tin

                       + Tiếng Anh: Engieer of Information Technology
 Địa chỉ:  Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội

Cơ sở chính: Số 41A đường Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội; 
ĐT: 0
243.8370598. Số máy lẻ: 401
Website:
https://cntt.hunre.edu.vn

I. Giới thiệu

          Khoa Công nghệ Thông tin được thành lập năm 2001 thuộc Trường Cao đẳng Khí tượng Thủy văn và sau đó là Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Từ năm 2010 Khoa được nâng cấp thành một trong các Khoa của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cùng với sự nâng cấp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội lên đại học theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

         Những năm qua, Khoa Công nghệ Thông tin bước đầu đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học: đã đào tạo có chất lượng hàng nghìn cán bộ khoa học trình độ Đại học, Cao đẳng ngành Công nghệ thông tin, Tin học ứng dụng trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường tốt nghiệp ra trường phục vụ cho nhu cầu nhân lực trong và ngoài ngành Tài nguyên và Môi trường; hiện tại đang đào tạo khoảng 1200 sinh viên đại học; nhiều đề tài nghiên cứu cấp cơ sở và cấp Bộ do cán bộ của khoa chủ trì, thực hiện đã hoàn thành được đánh giá tốt. Đồng thời hiện đang triển khai nhiều đề tài cấp cơ sở và cấp Bộ. Khoa đã biên soạn, xuất bản nội bộ và in được 15 giáo trình, trong đó có 2 giáo trình được xuất bản bởi Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

         Hiện nay Khoa Công nghệ Thông tin có đội ngũ trên 25 giảng viên trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ chuyên môn  giỏi, tâm huyết với nghề và đội ngũ các cộng tác viên là các cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước.

         Hàng năm, các cán bộ, giảng viên trong Khoa đã nghiên cứu, công bố nhiều kết quả trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế (đã công bố khoảng 80 bài báo khoa học, trong đó có nhiều bài báo có chỉ số SCI, ISI). Nhiều cán bộ, giảng viên đã được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua, giáo viên dạy giỏi cấp Bộ.

          Đến nay Khoa Công nghệ Thông tin có quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa với nhiều trường đại học, học viện, cơ quan nghiên cứu trong nước và ngoài nước như: Đại học Quốc Gia Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Việt Pháp, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Học Viện Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Mỏ địa chất, Cục Công nghệ Thông tin- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đại học La Trobe(Úc), Đại học Paris 6(Pháp)...

        Khoa cũng hợp tác với nhiều công ty Công nghệ Thông tin hàng đầu của Việt Nam như FPT software, Viettel, liên doanh giữa tập đoàn bưu chính viễn thông và LG(Hàn Quốc)… trong nghiên cứu, đào tạo, thực tập, tuyển dụng và các hoạt động khác.  

        Trong những năm tới quy mô của Trường ngày càng mở rộng và phát triển, tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Công nghệ thông tin đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Được sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà trường, Khoa đang nỗ lực chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn lực con người cho đào tạo trình độ đại học các chuyên ngành: Truyền thông và mạng máy tính, Hệ thống thông tin Tài nguyên và Môi trường, Tin học ứng dụng trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường, an toàn, an ninh thông tin, v.v…

        Trong lĩnh vực Công tác sinh viên Khoa kết nối chặt chẽ giữa nhà trường - sinh viên - phụ huynh có giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối thường xuyên trao đổi thông tin của sinh viên với phụ huynh mang lại sự hài lòng và yên tâm cho sinh viên và gia đình.

         Ngoài việc chuyên tâm vào học tập và nghiên cứu, sinh viên khoa Công nghệ thông tin còn tham gia tích cực vào các phong trào thi đua của Khoa và của Nhà trường. Kết quả được thể hiện sinh viên của Khoa đã đạt được nhiều giải cao trong các cuộc thi do nhà trường tổ chức như: Olympic các môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; Thi tìm hiểu về Bác Hồ, Hội trại thanh niên, Tuyên truyền Phòng chống ma túy học đường, Văn nghệ, Thể thao,…

         Trong những năm qua, phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên phát triển rất mạnh. Bình quân mỗi năm có hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên được nghiệm thu với chất lượng tốt và được đánh giá với kế quả cao.

II. Mục tiêu đào tạo    

Đào tạo kỹ sư Công nghệ Thông tin đạt được các mục tiêu sau:

a) Kiến thức

        Có kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn công nghệ thông tin (CNTT); có khả năng tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo và các vấn đề có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo; có khả năng xây dựng, phát triển, triển khai các hệ thống thông tin, có khả năng xây dựng, phát triển, triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói riêng, có khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế - xã hội.

b) Kỹ năng

        Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực công nghệ thông tin; có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các chủ đề quen thuộc trong công việc ngành công nghệ thông tin; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống thường gặp; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin.

c) Năng lực tự chủ và trách nhiệm

       Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

d) Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt:

         Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm công dân; có khả năng tìm việc làm, có sức khoẻ phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước.

e) Có khả năng học tập lên trình độ cao hơn.

III. Ngành đào tạo

 Hiện tại, Khoa Công nghệ Thông tin đang đào tạo hệ Đại học: 4 năm.

Chỉ tiêu đào tạo hệ Đại học năm 2020 là 350.

Môn thi xét tuyển là các nhóm môn (Toán, Lý, Hóa), (Toán, Lý, Tiếng Anh), (Toán, Hóa, Sinh), (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh);

Khoa cũng xét học bạ phổ thông.

Đối tượng đào tạo, điều kiện nhập học: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương), đạt điểm chuẩn tuyển sinh theo quy định của Nhà trường.

Hình thức đào tạo: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

 IV. Đội ngũ giảng viên 

       Hiện nay, Khoa Công nghệ Thông tin có đội ngũ trên 25 giảng viên trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ chuyên môn  giỏi, tâm huyết với nghề và đội ngũ các cộng tác viên là các cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu uy tín từ Đại học Quốc Gia Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Việt Pháp, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Học Viện Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Mỏ địa chất, Cục Công nghệ Thông tin- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đại học La Trobe(Úc), Đại học Paris 6(Pháp)... 

 V. Cơ sở hạ tầng


        Hiện tại, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có trên 1000 máy tính mới, cấu hình cao, kết nối mạng mạng internet tốc độ cao và các phòng học thực hành đa phương tiện trang bị đầy đủ thiết bị đảm bảo phục vụ tốt cho việc học tập của các em sinh viên.  

 VI. Hợp tác với các doanh nghiệp

          Khoa đã hợp tác với nhiều công ty Công nghệ Thông tin hàng đầu của Việt Nam như FPT software, Tập đoàn công nghiệp Viettel, Liên doanh giữa tập đoàn bưu chính viễn thông và LG(Hàn Quốc) và nhiều công ty khác trong nghiên cứu, đào tạo, thực tập và tuyển dụng cũng như các hoạt động khác.

          

 Giảng viên và sinh viên Khoa CNTT đi thực tế ở FPT software 

 

Sinh viên Khoa CNTT thi tuyển vào công ty FPT software 

 VII. Cơ hội và vị trí làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp

       Ngày nay, Công nghệ thông tin hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và thu hút một nguồn nhân lực rất lớn. Ước tính hiện nay ở Việt Nam đang thiếu hàng triệu nhân lực trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

 Công nghệ thông tin chính là công nghệ then chốt của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngành Công nghệ thông tin là một trong các ngành mà trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã và đang đào tạo. Sinh viên được trang bị nền tảng kiến thức vững chắc và thực tế về công nghệ thông tin, kiến thức cơ bản về tài nguyên môi trường, chú trọng kỹ năng thực hành và định hướng ứng dụng.

Các công việc sinh viên có thể đảm nhận được sau khi tốt nghiệp:

- Thực hiện các công việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin như lập trình, phân tích thiết kế hệ thống thông tin, xây dựng các phần mềm.

- Phân tích, thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án Công nghệ thông tin trong lĩnh vực Tài nguyên môi trường (tài nguyên, môi trường, địa chất, viễn thám, đất đai, địa chất, trắc địa, đo đạc bản đồ, khí tượng thủy văn, tài nguyên nước,. . .).

- Tích hợp hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị hệ thống thông tin cho các cơ quan, doanh nghiệp.

- Xây dựng và quản trị mạng máy tính cho các cơ quan, doanh nghiệp.

Vị trí việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiêp:

- Kỹ sư lập trình, phân tích, thiết kế hệ thống thông tin, xây dựng phần mềm và quản lý dự án Công nghệ thông tin.

- Kỹ sư lập trình, phân tích, thiết kế hệ thống thông tin và quản lý các dự án Công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (đất đai, địa chất, trắc địa, đo đạc bản đồ, viễn thám, khí tượng thủy văn, tài nguyên nước,. . .).

-Kỹ sư thiết kế,phát triển, tích hợp và quản trị hệ thống thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu cho các cơ quan, doanh nghiệp.

- Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản trị mạng máy tính cho các cơ quan, doanh nghiệp.

- Kỹ sư tư vấn, triển khai và chuyển giao công nghệ cho các cơ quan, doanh nghiệp.

- Nghiên cứu viên tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu.

- Giảng viên, Giáo viên trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin.

- Tự thành lập công ty về lĩnh vực Công nghệ thông tin.

- Học lên các trình độ cao hơn. 

 VIII. Hoạt động của sinh viên

      Khoa Công Nghệ thông tin có rất nhiều câu lạc bộ để hoàn thiện các kĩ năng của sinh viên như câu lạc bộ Dance, guitar, thường xuyên tổ chức các hoạt động tình nguyện, tiếp sức mùa thi, các giải bóng đá, giải ca hát, thể thao cho sinh viên để tăng tính đoàn kết và giúp các em phát triển bản thân trong nhà trường….

Sinh viên Khoa CNTT tham gia giải bóng đá hàng năm

Hai đội sinh viên nam, nữ Khoa CNTT tham gia giải bóng đá Trường

Nhà sử học Dương Trung Quốc trao giải Á khôi 2 cho sinh viên Khoa CNTT

Sinh viên Khoa CNTT tham gia tình nguyện ở Tuyên Quang 7/2018

Tiết mục được yêu thích: Múa bụng của nam sinh viên Khoa CNTT

Tiết mục nhảy Flashmod của Đội SVTN Khoa CNTT