Chuyển tới nội dung

Giới thiệu chương trình đào tạo Ngành Công nghệ thông tin

28.04.2020

 

Giới thiệu Chương trình đào tạo Ngành Công nghệ thông tin

 

Trong quá trình hình thành và phát triển, Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã nghiên cứu mục tiêu và xây dựng chương trình đào tạo nhằm đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của ngành Tài nguyên môi trường và xã hội.

1. Giới thiệu chung về chương trình đào tạo

1.1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên ngành chương trình:

 

   + Tiếng Việt:

Công nghệ thông tin

   + Tiếng Anh:

Information Technology

- Trình độ đào tạo:

Đại học

- Ngành đào tạo:

Công nghệ thông tin

- Mã số:

7480201

- Thời gian đào tạo:

4 năm

- Loại hình đào tạo:

Chính quy

- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp

 

+ Tiếng Việt:

Kỹ sư Công nghệ thông tin

+ Tiếng Anh

Engineer of Information Technology

   

1.2. Mục tiêu đào tạo

- Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ thông tin đào tạo kỹ sư Công nghệ thông tin có kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về Công nghệ thông tin; có kiến thức và năng lực vững vàng về lý thuyết lẫn thực hành đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

- Mục tiêu cụ thể: Đào tạo kỹ sư Công nghệ thông tin đạt được các kiến thức, kĩ năng sau:

+ Có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên môn, kiến thức ứng dụng thực tế về Công nghệ thông tin; có khả năng tư duy, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành Công nghệ thông tin; có khả năng thích ứng với môi trường công nghệ thay đổi.

+ Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực công nghệ thông tin;

+ Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các chủ đề quen thuộc trong công việc ngành công nghệ thông tin; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý các tình huống thường gặp; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin.

+ Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm công dân; có khả năng tìm việc làm, có sức khoẻ phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước.

+ Có khả năng học tập lên trình độ cao hơn.

2. Chuẩn đầu ra

2.1. Kiến thức

Sau khi ra trường, người học có khả năng:

- Nhận thức được những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước và công tác An ninh - Quốc phòng.

- Nhận thức và vận dụng được các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn vào chuyên ngành Công nghệ thông tin.

  - Nhận thức và vận dụng được kiến thức về hệ thống máy tính, mô hình tính toán của hệ thống máy tính, kiến thức điện tử số, kỹ thuật vi xử lý và xử lý tín hiệu số, tư duy logic tốt về lập trình và các ngôn ngữ lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật; phân tích thiết kế hệ thống, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, an ninh mạng, các kỹ thuật lập trình cơ bản…

  - Nhận thức và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu về công nghệ mạng, bảo mật thông tin, thiết kế và xây dựng các hệ thống tính toán xử lí thông tin, thiết kế, xây dựng và khai thác các hệ thống dữ liệu lớn, các công nghệ phát triển phần mềm ứng dụng, các phương pháp thiết kế hệ thống nhúng, hệ thống thông tin doanh nghiệp (Enterprise), hệ thống thông tin tài nguyên và môi trường. Sử dụng các phương pháp, các công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống/quá trình/sản phẩm kỹ thuật về các lĩnh vực công nghệ phần mềm, truyền thông và mạng, hệ thống thông tin và hệ thống thông tin tài nguyên và môi trường, hệ thống nhúng, hệ thống phân tán và hệ thống tính toán song song, các hệ cơ sở dữ liệu lớn, khoa học máy tính trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Phát triển được các ứng dụng trên cơ sở mã nguồn mở, mạng và quản trị mạng, an toàn và an ninh mạng, lập trình mạng, lập trình di động, lập trình trên web và web ngữ nghĩa, lập trình trên nền Java và Windows, các phương pháp đảm bảo chất lượng phần mềm và kiểm thử, xây dựng giải pháp và phát triển các ứng dụng Công nghệ thông tin nói chung và Công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói riêng.

- Nhận thức được phương pháp nghiên cứu và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tế thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin.

- Kiến thức Tiếng Anh:

   + Đạt trình độ tiếng Anh bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo do Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức thi sát hạch hoặc đạt chứng chỉ A2 theo khung tham chiếu Châu Âu và tương đương.

 

2.2. Kỹ năng

Sau khi ra trường, người học có các kĩ năng:

- Có kỹ năng xây dựng, phát triển các dự án phần mềm, cụ thể như: kỹ năng phân tích yêu cầu, thiết kế, lập trình, kiểm thử, bảo trì phần mềm; kỹ năng quản trị các dự án Công nghệ thông tin.

- Có kỹ năng nghiên cứu, áp dụng kiến thức trong lĩnh vực mạng và truyền thông máy tính; kỹ năng phân tích, thiết kế, cài đặt, bảo trì, quản lý và khai thác các hệ thống mạng truyền thông máy tính, công nghệ ảo hóa, điện toán đám mây.

   - Có kỹ năng phát triển các hệ thống đảm bảo an ninh hệ thống thông tin; kỹ năng thiết lập giám sát an ninh hệ thống mạng máy tính và truyền thông; kỹ năng sử dụng các công cụ quản lý, phòng ngừa, chống xâm nhập phổ biến, hiệu quả về an ninh cho mạng máy tính.

  - Có kỹ năng thiết kế, xây dựng và ứng dụng các hệ thống nhúng giải quyết các bài toán thực tế.

 - Có kỹ năng thiết kế, xây dựng, khai thác các hệ thống thông tin ứng dụng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

 - Có khả năng áp dụng tri thức Khoa học máy tính, quản lý dự án để nhận biết, phân tích, giải quyết sáng tạo và hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

- Có kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm: Có kỹ năng giải quyết vấn đề một cách độc lập, chủ động; có kỹ năng tổ chức, phối hợp, hợp tác với đồng nghiệp để làm việc theo nhóm một cách hiệu quả; Có kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác làm việc nhóm hiệu quả.

- Có kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Có kỹ năng tổ chức, quản lý dự án Công nghệ thông tin, phân công thực hiện công việc, có kỹ năng truyền cảm hứng, động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có kỹ năng sử dụng các phần mềm lập kế hoạch, quản lý dự án hiệu quả.

- Có kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ: Có kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác và lãnh đạo cấp trên; có kỹ năng đàm phán, thuyết phục và thuyết trình. Có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh; đọc hiểu các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành.

- Có kỹ năng tìm kiếm việc làm: Có khả năng tự tìm kiếm thông tin về việc làm, chuẩn bị hồ sơ xin việc và trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng.

- Sử dụng thành thạo các thiết bị, phần mềm văn phòng.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

   Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; có khả năng tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể.

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 132 Tín chỉ

4. Đối tượng, tiêu chí tuyển sinh

- Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương), đạt điểm chuẩn tuyển sinh theo quy định của Nhà trường.

- Tiêu chí tuyển sinh: Theo quy chế của Bộ GDĐT, theo quy định của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hàng năm.

- Trường xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp PTTH và Học bạ lớp 12.

5.Cơ hội việc làm

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành CNTT của Trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí như:

- Kỹ sư lập trình, phân tích, thiết kế hệ thống thông tin, xây dựng phần mềm và quản lý dự án Công nghệ thông tin.

- Kỹ sư lập trình, phân tích, thiết kế hệ thống thông tin và quản lý các dự án Công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (đất đai, địa chất, trắc địa, đo đạc bản đồ, viễn thám, khí tượng thủy văn, tài nguyên nước,. . .).

- Kỹ sư thiết kế, phát triển, tích hợp và quản trị hệ thống thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu cho các cơ quan, doanh nghiệp.

- Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản trị mạng máy tính cho các cơ quan, doanh nghiệp.

- Kỹ sư tư vấn, triển khai và chuyển giao công nghệ cho các cơ quan, doanh nghiệp.

- Giám đốc kỹ thuật của các cơ quan, doanh nghiệp.

- Nghiên cứu viên tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu.

- Giảng viên, Giáo viên trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin.

- Tự thành lập công ty về lĩnh vực Công nghệ thông tin.

- Học lên các trình độ cao hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết khác